Dị tật hậu môn trực tràng

Thứ sáu - 09/06/2023 12:30
Dị tật hậu môn trực tràng hay còn gọi là bệnh không hậu môn là một nhóm các bất thường trong quá trình hình thành hậu môn xảy ra trong thời kỳ phát triển thai nhi từ tuần thứ năm đến thứ bảy. Với các bất thường này, trực tràng và ống hậu môn không phát triển đúng cách, dẫn đến sai lệch về vị trí để thoát phân ra ngoài.
di tat hau mon truc trang
di tat hau mon truc trang
  1. DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG LÀ GÌ

Dị tật hậu môn trực tràng hay còn gọi là bệnh không hậu môn là một nhóm các bất thường trong quá trình hình thành hậu môn xảy ra trong thời kỳ phát triển thai nhi từ tuần thứ năm đến thứ bảy. Với các bất thường này, trực tràng và ống hậu môn không phát triển đúng cách, dẫn đến sai lệch về vị trí để thoát phân ra ngoài.
Hậu môn là lỗ ở cuối ruột già (đại tràng) qua đó phân đi ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân chính xác của các bất thường về hậu môn chưa được biết đến.

Bình thường, phân đi từ đại tràng vào trực tràng và sau đó đi ra ngoài qua lỗ hậu môn. Dây thần kinh trong kênh hậu môn giúp chúng ta cảm nhận nhu cầu cần đẩy phân ra ngoài và kích thích hoạt động cơ. Các cơ ở khu vực này giúp kiểm soát việc đi đại tiện theo ý muốn.
  1. PHÂN LOẠI:

Hội nghị phẫu thuật nhi thế giới ở Wingspred (Mỹ) năm 1986 phân loại chia dị tật hậu môn trực tràng (hay bệnh lý không hậu môn thành 4 loại (cao, trung gian, thấp và các loại hiếm gặp) riêng ở trẻ nữ có thêm loại còn tồn tại ổ nhớp.
khong hau mon tre nam
Dị tật hậu môn - trực tràng ở trẻ nam
(Phân loại của Wingspreal 1986)
khong hau mon tre nu
Dị tật hậu môn - trực tràng ở con gái
(Phân loại của Wingspred, 1986)

 

3. CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Bệnh nhân có lỗ hậu môn bình thường

  • Lâm sàng: có các biểu hiện của một hội chứng tắc ruột thấp như :
+Nôn ra dịch xanh
+Bụng trướng
+Không ỉa phân su
  • Khám và chẩn đoán:
Teo trực tràng nếu thấy ống hậu môn kết thúc bằng một túi cùng tịt
+ Hậu môn màng nếu ống hậu môn bị bịt kín bởi một màng mỏng căng phồng lên mỗi khi bệnh nhân khóc và qua đó có thể thấy màu sắc của phân su
+ Hẹp hậu môn - trực tràng nếu phía ngoài lỗ hậu môn bình thường nhưng phía trong nhỏ hẹp, bệnh nhân vẫn có phân su
    1. Các bệnh nhân không có hậu môn hoặc hậu môn ở vị trí bất thường

      1. Trẻ nam:
  • Có lỗ rò từ hậu môn ra tầng sinh môn:
+ Hậu môn tầng sinh môn trước: lỗ rò lớn có kích thước gần bằng lỗ hậu môn bình thường nhưng đổ ra phía trước vị trí bình thường của hậu môn
+ Hậu môn nắp không hoàn toàn: lỗ rò bé
  • Không có lỗ rò ở tầng sinh môn:
+ Cần kiểm tra xem bệnh nhân có đái ra phân su không. Đái ra phân su là có rò trực tràng – bàng quang hoặc rò trực tràng - niệu đạo. Bệnh nhân có thể có dị tật teo hậu môn, rò trực tràng – hành niệu đạo (loại trung gian) hoặc teo hậu môn - trực tràng, rò trực tràng - niệu đạo sau hoặc rò trực tràng – bàng quang (loại cao).
      1. Trẻ nữ:
Đa số không hậu môn ở trẻ nữ đều có lỗ rò
- Lỗ rò nằm ở vị trí gặp nhau của hai môi sinh dục bé, ngoài màng trinh, là các trường hợp teo hậu môn, rò trực tràng tiền đình.
- Lỗ rò ở vị trí gặp nhau của hai môi sinh dục lớn là rò hậu môn – âm hộ, nếu lỗ rò có kích thước lớn tương đương kích thước lỗ hậu môn là hậu môn – âm hộ.
- Lỗ rò ở tầng sinh môn dưới vị trí âm hộ là hậu môn nắp không hoàn toàn (lỗ rò bé) hoặc hậu môn - tầng sinh môn trước (lỗ rò lớn)
- Còn ổ nhớp: vùng tầng sinh môn chỉ có một lỗ duy nhất, qua đó thấy cả nước tiểu và phân su cùng thoát ra, không có lỗ âm đạo
 

4. CÁC DỊ TẬT PHỐI HỢP:

Dị tật hậu môn trực tràng hay đi kèm một số dị tật, hội chứng VACTERL:
V: Vertebral malformations: dị tật cột sống
A: Anorecal malformations: dị dạng hậu môn trực tràng
C: Cardiac lesions: bệnh tim bẩm sinh
TE: Tracheoesopageal fistula: rò thực quản khí quản
R: Renal anomalies: dị tật đường tiết niệu
L: Limb deformities: dị tật ở các chi

5. ĐIỀU TRỊ

  • Đối với các DTHMTT loại cao và loại trung gian, tiến hành phẫu thuật theo 3 thì:
+   Thì 1: Làm hậu môn nhân tạo
+   Thì 2: Hạ bóng trực tràng và tạo hình hậu môn
+   Thì 3: Đóng hậu môn nhân tạo
  • Đối với các DTHMTT loại thấp:
+   Hậu môn nắp: cắt da hình chữ Y, khâu hình chữ V
+   Hẹp hậu môn: nong hậu môn hoặc tạo hình hậu môn
+   Hậu môn âm hộ, hậu môn tầng sinh môn trước, hậu môn tiền đình: tạo hình hậu môn bằng đường sau trực tràng

6. NONG SAU MỔ DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Hai tuần sau mổ tạo hình hậu môn thì bắt đầu nong hậu môn theo quy trình sau:
Bác sỹ phẫu thuật kiểm tra miệng nối hậu môn tạo hình trước khi nong hậu môn. Tùy thuộc vào tình trạng miệng nối để quyết định cỡ nong hậu môn.
Nong 1 lần /1 ngày trong tháng đầu tiên.
Nong 1 lần / 3 ngày trong tháng thứ hai
Nong 1 lần / tuần trong tháng thứ ba
Nong 1 lần / 1 tháng trong 3 tháng tiếp theo
Cỡ nong hậu nhân tối đa của bộ nong Hegar phụ thuộc vào lứa tuổi của từng bệnh nhân.
Tuổi bệnh nhân (tháng) Cỡ nong Hegar (số)
1–4 12
4–12 13
8–12 14
1–3 15
3–12 16
>12 17

          Nhân viên y tế ( người đã được huấn luyện về kỹ thuật nong hâu môn) nong và hướng dẫn cho người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân khoảng 7-10 ngày tại bệnh viện rồi về gia đình tự nong cho trẻ (Tùy thuộc vào từng bệnh nhân). Sau mỗi tháng phải hẹn gia đình đưa bệnh nhân lại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.
          Sau khi nong được 2 tuần có thể cho bệnh nhân đóng hậu môn nhân tạo.
(Nguồn: Levitt MA, Penã A (2012). Imperforate anus. Pediatric surgery, 7th ed. Elsevier saunders, Philadelphia: 1289-1310)

 

Tác giả bài viết: ThS. BS. Lê Quang Dư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,245
  • Tháng hiện tại26,019
  • Tổng lượt truy cập2,043,652
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây