20 viên bi nam châm trong ổ bụng bé trai 15 tháng

Thứ bảy - 31/07/2021 12:27
Dị vật tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, trong đó nguy hiểm hơn cả là dị vật dạng nam châm do chúng có khả năng hút lẫn nhau, gây hoại tử và thủng đường tiêu hóa.
Trẻ nam 15 tháng tuổi, địa chỉ tại Hà Nội được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương do nôn, quấy khóc và được chẩn đoán mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn. Sau 3 ngày điều trị nhưng bệnh không tiến triển, bệnh nhi được chụp Xquang bụng phát hiện dị vật tiêu hóa và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được phát hiện thủng dạ dày, ruột do có 20 viên bi nam châm dính nhau ở trong cơ thể.

Theo gia đình cho biết, khoảng 1 tháng trước, trong lúc người nhà không để ý, bé chơi đồ chơi của anh chị lớn rồi nuốt lúc nào không biết. Nam được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 14/12/2020 trong tình trạng nhiễm trùng, sốt, nôn, đau bụng. Trong quá trình thăm khám các các sĩ nhận thấy bụng cháu chướng, đau khắp bụng. Kết quả phim chụp Xquang cho thấy hình ảnh dị vật cản quang dạng chuỗi. Cháu được chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột nghi do có dị vật đường tiêu hóa và được chỉ định cấp cứu ngay trong đêm.
bi nam cham 1
Hình ảnh dị vật dạng chuỗi hạt kim loại trên phim xquang

bi nam cham 4
Chuỗi hạt đồ chơi lấy ra từ đường tiêu hóa
Trong cuộc phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra 20 viên nam châm dính vào nhau gây thủng 15 vị trí trên dạ dày- ruột. Các bác sĩ đã tiến hành khâu các lỗ thủng dạ dày- ruột, chụp Xquang trong mổ để kiểm tra tránh bỏ sót dị vật sau đó hút rửa và đặt dẫn lưu ổ bụng.
bi nam cham 2
Đồ chơi dạng nam châm do gia đình cung cấp

Nuốt dị vật là một dạng tai nạn sinh hoạt xảy đến khá thường xuyên với trẻ nhỏ. PGS Phạm Duy Hiền (Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp- Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo tới các bậc phụ huynh rằng trẻ em ở nhóm dưới 5 tuổi là nhóm tuổi rất hiếu động, ham khám phá thế giới và môi trường xung quanh mình. Chính vì vậy, người lớn cần nâng cao cảnh giác khi trông giữ, chăm sóc trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Không để các đồ vật có kích thước nhỏ, dễ nuốt trong tầm tay trẻ, nhất là đồ vật có tính từ tính (nam châm).

Trước đó, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện nhi Trung ương cũng đã cấp cứu nhiều trường hợp tương tự:
Trẻ nuốt phải pin dạng cúc áo

 Nguy hiểm đến từ đồ chơi dạng bị nam châm




 

Tác giả bài viết: BS. Bùi Văn Lâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,608
  • Tháng hiện tại22,356
  • Tổng lượt truy cập2,039,989
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây