Xoắn tinh hoàn - những điều cần biết

Thứ bảy - 02/02/2019 10:43
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa trẻ em rất thường gặp, cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng đáng tiếc như hoại tử tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn
xoan tinh hoan
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1840. Đây là một cấp cứu ngoại khoa trẻ em cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng đáng tiếc như hoại tử tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn với tỉ lệ lên đến 68%
Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ khoảng 12 – 17% và ở trẻ từ 12 – 14 tuổi.
Các loại xoắn tinh hoàn
  • Xoắn cả bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn và mào tinh, loại xoắn này gặp chủ yếu.
  • Xoắn tinh hoàn đơn thuần: Khi có sự bất thường về cố định mào tinh – tinh hoàn và có một mạc treo giữa mào tinh với tinh hoàn, tinh hoàn có thể bị xoắn quanh mạc treo, loại xoắn này ít gặp
  • Xoắn phần phụ của mào tinh hoàn – tinh hoàn: loại này ít gặp và triệu chứng lâm sàng không nặng nề như 2 loại trên.
Hậu quả
Khi tinh hoàn bị xoắn trên 360 độ thì tinh hoàn bị thiếu máu nuôi dưỡng, trở nên phù nề và có thể bị hoại tử sau 4 – 6h.
Khi tinh hoàn xoắn chưa đủ 360 độ nhưng tự tháo xoắn hoặc được mổ tháo xoắn vẫn có nguy cơ thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến kém phát triển và teo tinh hoàn.

Các yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra khi tinh hoàn chưa được cố định ở tủi bìu và di chuyển bất thường, đặc biệt khi tinh hoàn nằm trong ống phúc tinh mạc, trong bệnh lý ẩn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra và tự tháo nhiều lần.
Thoát vị bẹn cùng bên có liên quan đến sự di chuyển và xoắn tinh hoàn. Một công trình nghiên cứu đã chứng minh thoát vị bẹn có thể gây chèn ép vào bó mạch thừng tinh, gây thiếu máu nuôi dưỡng và hoại tử tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn. Cũng có thể khối thoát vị khi di chuyển xuống bìu lên xuống kéo theo sự di chuyển của tinh hoàn làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.

Triệu chứng
  • Đau đột ngột dữ dội vùng bẹn, bìu. Đau khu trú hay lan dọc theo ống bẹn lên hố chậu cùng bên. Đau làm trẻ có xu hướng gấp đùi lại và ít cử động. Trẻ lớn thường tự xác định được vị trí đau. Với trẻ sơ sinh và bú mẹ thì có biểu hiện quấy khóc nhiều.
  • Bìu và ống bẹn sưng to, nề, đau. Nếu thời gian bị bệnh lâu thì da có thể có màu đỏ.
trieu chung xoan tinh hoan
Triệu chứng xoắn tinh hoàn
 
  • Tinh hoàn bị kéo lên cao phía lỗ bẹn nông, nắn vào tinh hoàn bệnh nhân đau và đau khi nắn dọc theo ống bẹn. Đây là một triệu chứng quan trọng để chẩn đoán.
  • Sốt có thể có sau khi tinh hoàn xoắn vài giờ
  • Nôn
  • Tiền sử và bệnh khác phối hợp: cần phải khám và khai thác kĩ như tinh trạng mơ hồ giới tính, có thoát vị bẹn cùng bên, có tinh hoàn chưa xuống bìu ở cùng bên, đã có những đợt đau ở vùng ống bẹn và vùng bìu nhưng tự khỏi,…
Siêu âm
Siêu âm là xét nghiệm có giá trị nhất để chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Trên siêu âm có thể thấy hình ảnh tinh hoàn sưng to, không có phổ mạch trên siêu âm doppler màu. Có thể chẩn đoán phân biệt với tràn dịch màng tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn dựa vào siêu âm.

Cần phân biệt xoắn tinh hoàn với
  • Thoát vị bẹn nghẹt: Thường vẫn sờ thấy tinh hoàn ở ngoài khối thoát vị và nắn không đau.
  • Viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn – mào tinh: thường ít khi biểu hiện cấp tính, thường có dịch rỉ ra ở niệu đạo và hay gặp ở bệnh nhân bị hẹp niệu đạo sau hoặc trước do các nguyên nhân khác nhau.
Điều trị
xoan tinh hoan 5
Tinh hoàn bị xoắn phát hiện khi phẫu thuật
xoan tinh hoan 4
Tinh hoàn xoắn tím đen không có khả năng bảo tồn
 
  • Cần điều trị phẫu thuật khi có chẩn đoán xoắn tinh hoàn hoặc nghi ngờ xoắn tinh hoàn
  • Trong mọi trường hợp, khi có biểu hiện bìu to đau cấp tính nếu không chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt thì phải nghĩ tới xoắn tinh hoàn và có chỉ định mổ cấp cứu.
xoan phan phu tinh hoan
Xoắn phần phụ tinh hoàn
 
  • Trong mổ cần cẩn thận tháo xoắn tinh hoàn, đặp gạc ấm, phong bế novocaine để đánh giá mức độ thiếu máu tinh hoàn. Ưu tiên bảo tồn tinh hoàn tối đa.
  • Trong trường hợp tinh hoàn tím đen hoại tử, thường là các trường hợp xoắn trên 6h, cần giải thích kĩ gia đình (bố mẹ) bệnh nhi và tiến hành cắt tinh hoàn.
  • Cần cố định tinh hoàn bên đối diện để tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn sau này.
Theo dõi và tiên lượng
Cần theo dõi sự phát triển của tinh hoàn được tháo xoắn và cả tinh hoàn bên đối diện. Thông thường một tinh hoàn vẫn có đầy đủ chức năng về nội tiết và sinh sản như bình thường.
Trong trường hợp một bên tinh hoàn bắt buộc phải cắt bỏ, có thể sử dụng tinh hoàn giả bằng silicon để nâng cao thẩm mĩ, tránh mặc cảm cho trẻ sau này.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay274
  • Tháng hiện tại17,018
  • Tổng lượt truy cập2,034,651
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây