U buồng trứng trẻ em

Thứ sáu - 06/08/2021 11:50
U buồng trứng hay khối choán chỗ ở buồng trứng nói chung (bao gồm các khối dạng nang và dạng đặc buồng trứng) ít gặp ở trẻ em. U buồng trứng chia làm 2 nhóm: lành tính và ác tính. Trong các khối u buồng trứng, u quái buồng trứng chiếm tỉ lệ cao nhất và hầu hết trong số đó là các u quái buồng trứng thưởng thành lành tính
u buồng trứng trẻ em
u buồng trứng trẻ em

I. Tổng quan u buồng trứng
U buồng trứng hay khối choán chỗ ở buồng trứng nói chung (bao gồm các khối dạng nang và dạng đặc buồng trứng) ít gặp ở trẻ em (chiếm 1% các khối u ở trẻ em). Lindford đưa ra tổng kết tỉ lệ khối choán chỗ buồng trứng là 2,6 ca /100.000 trường hợp với những trẻ dưới 15 tuổi. U buồng trứng chia làm 2 nhóm: lành tính và ác tính. Ước tính có tới hơn 90% u buồng trứng là lành tính. Các tổn thương ác tính ở buồng trứng chiếm khoảng 2-3% số ung thư ở trẻ em. Trong các khối u buồng trứng, u quái buồng trứng chiếm tỉ lệ cao nhất và hầu hết trong số đó là các u quái buồng trứng thưởng thành lành tính
Các thể bệnh u buồng trứng hay gặp:
- U quái buồng trứng trưởng thành
- U quái buồng trứng chưa trưởng thành
- Nang bì buồng trứng
- U tế bào mầm buồng trứng
- U túi noãn hoàng buồng trứng...
u buong trung tre em
U quái buồng trứng trưởng thành lành tính
Các u buồng trứng thường không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có triệu chứng gây ra khi khối u to lên, có nguy cơ xoắn hoặc vỡ u và nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua siêu âm ổ bụng. Trong quá trình theo dõi, nếu nghi ngờ các biến chứng của u như: xoắn u, vỡ u, chảy máu trong u thì trẻ cần phẫu thuật xử trí cấp cứu. Mặc dù vậy, trong đa số các trường hợp, triệu chứng lâm sàng của u buồng trứng thường không điển hình, nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua siêu âm.
Các dấu hiệu gợi ý tới u buồng trứng ở trẻ nhỏ: trẻ đau bụng, chướng bụng, sờ thấy khối ở bụng hoặc có dấu hiệu bất thường về nội tiết (ra máu âm đạo, lông mu phát triển),… Khi có dấu hiệu này các cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Khám lâm sàng bệnh nhân u buồng trứng đánh giá:
- Vị trí khối: ở vùng hạ vị
- Tính chất khối: chắc, di động được
- Có thể kết hợp thăm trực tràng và khám bụng

- Siêu âm ổ bụng là xét nghiệm đầu tay để phát hiện bệnh. Siêu âm đánh giá sơ bộ vị tri, tính chất, kích thước khối u
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng giúp chẩn đoán xác định: hình thái, vị trí, kích thước tính chất khối u (một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải làm trước mổ)
- Các chất chỉ điểm u: là các chất định lượng được trong máu trẻ giúp bác sỹ định hướng tính chất u trước mổ (hướng tới là lánh tính hay ác tính) từ đó sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp.
II. Điều trị u buồng trứng ở trẻ em
Khi các trẻ được cha mẹ đưa đến khám, các bác sỹ sẽ hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm trước mổ (xét nghiệm máu, đánh giá các chất chỉ điểm u, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng) để đưa ra chẩn đoán xác định
Ngày nay, phẫu thuật nội soi điều trị u buồng trứng ngày càng được chứng minh có tính an toàn, khả thi và hiệu quả. Trẻ sau mổ sẽ hồi phục tốt, giảm đau và sẹo mổ sau mổ thẩm mỹ. Phẫu thuật nội soi được chỉ định trong những trường hợp hướng tới là u buồng trứng lành tính trước mổ (có các dấu hiệu gợi ý lành tính gợi ý trên film cắt lớp vi tính ổ bụng, các xét nghiệm chất chỉ điểm u trong máu ở giới hạn bình thường theo độ tuổi). Với các trường hợp hướng tới u lành tính trước mổ, trẻ sẽ được phẫu thuật cắt u bảo tồn nhu mô lành buồng trứng (bảo tồn được chức năng buồng trứng lành còn lại sau mổ).
Trong trường hợp u buồng trứng nghi ngờ ác tính trước mổ, trẻ sẽ được mổ mở theo đường Pfannenstiel (vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của vết sẹo sau mổ) cắt toàn bộ u buồng trứng và đánh giá tình trạng ổ bụng. Xét nghiệm giải phẫu bệnh sau mổ vẫn là tiêu chẩn vàng để chẩn đoán tính chất khối u sau mổ. Nếu kết quả giải phẫu bếnh sau mổ là ác tính, trẻ sẽ được khám các bác sỹ chuyên khoa Ung bướu để tiếp tục điều trị theo phác đồ chuyên khoa thích hợp
Picture2
U buồng trứng ác tính
Các u buồng trứng thường không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có triệu chứng gây ra khi khối u to lên, có nguy cơ xoắn hoặc vỡ u và nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua siêu âm ổ bụng. Trong quá trình theo dõi, nếu nghi ngờ các biến chứng của u như: xoắn u, vỡ u, chảy máu trong u thì trẻ cần phẫu thuật xử trí cấp cứu. Mặc dù vậy, trong đa số các trường hợp, triệu chứng lâm sàng của u buồng trứng thường không điển hình, nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua siêu âm.
Các dấu hiệu gợi ý tới u buồng trứng ở trẻ nhỏ: trẻ đau bụng, chướng bụng, sờ thấy khối ở bụng hoặc có dấu hiệu bất thường về nội tiết (ra máu âm đạo, lông mu phát triển),… Khi có dấu hiệu này các cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Khám lâm sàng bệnh nhân u buồng trứng đánh giá:
- Vị trí khối: ở vùng hạ vị
- Tính chất khối: chắc, di động được
- Có thể kết hợp thăm trực tràng và khám bụng

- Siêu âm ổ bụng là xét nghiệm đầu tay để phát hiện bệnh. Siêu âm đánh giá sơ bộ vị tri, tính chất, kích thước khối u
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng giúp chẩn đoán xác định: hình thái, vị trí, kích thước tính chất khối u (một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải làm trước mổ)
- Các chất chỉ điểm u: là các chất định lượng được trong máu trẻ giúp bác sỹ định hướng tính chất u trước mổ (hướng tới là lánh tính hay ác tính) từ đó sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp.
II. Điều trị u buồng trứng ở trẻ em
Khi các trẻ được cha mẹ đưa đến khám, các bác sỹ sẽ hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm trước mổ (xét nghiệm máu, đánh giá các chất chỉ điểm u, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng) để đưa ra chẩn đoán xác định
Ngày nay, phẫu thuật nội soi điều trị u buồng trứng ngày càng được chứng minh có tính an toàn, khả thi và hiệu quả. Trẻ sau mổ sẽ hồi phục tốt, giảm đau và sẹo mổ sau mổ thẩm mỹ. Phẫu thuật nội soi được chỉ định trong những trường hợp hướng tới là u buồng trứng lành tính trước mổ (có các dấu hiệu gợi ý lành tính gợi ý trên film cắt lớp vi tính ổ bụng, các xét nghiệm chất chỉ điểm u trong máu ở giới hạn bình thường theo độ tuổi). Với các trường hợp hướng tới u lành tính trước mổ, trẻ sẽ được phẫu thuật cắt u bảo tồn nhu mô lành buồng trứng (bảo tồn được chức năng buồng trứng lành còn lại sau mổ).
Trong trường hợp u buồng trứng nghi ngờ ác tính trước mổ, trẻ sẽ được mổ mở theo đường Pfannenstiel (vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của vết sẹo sau mổ) cắt toàn bộ u buồng trứng và đánh giá tình trạng ổ bụng. Xét nghiệm giải phẫu bệnh sau mổ vẫn là tiêu chẩn vàng để chẩn đoán tính chất khối u sau mổ. Nếu kết quả giải phẫu bếnh sau mổ là ác tính, trẻ sẽ được khám các bác sỹ chuyên khoa Ung bướu để tiếp tục điều trị theo phác đồ chuyên khoa thích hợp
Picture3
Hình ảnh vết mổ của trẻ sau phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ cắt u buồng trứng

 

Tác giả bài viết: BS. Trần Xuân Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay725
  • Tháng hiện tại19,057
  • Tổng lượt truy cập2,036,690
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây